Bởi Avery|16/10/2017 (trong sách RedPillTheory)|Người dịch: Đặng Trường#4224
Tôi mở chiếc laptop của mình và tự nhủ rằng, "đến giờ viết bài về quá trình hợp lý hóa rồi." Trước khi mở Word, tôi bị thu hút bởi icon Netflix trên màn hình và bắt đầu nghĩ, "hmm, quả là một ngày dài, phải nghỉ ngơi chút thôi, nghỉ ngơi rất quan trọng đấy." Cho nên….tôi mở tập một của bộ phim House of Cards và bắt đầu xem. Khi thước phim đến hồi kết, tôi nói, "Ok, xem xong tập này thôi, hết tập này thì bắt tay vào việc nào." Tôi lại trở mặt và nói, "thôi kệ, thêm 1 tập nữa vậy." Quá trình này lặp lại suốt 4 tiếng đồng hồ, cho đến khi tôi tự nói với mình rằng, "thôi, mai viết sau."
I. QUÁ TRÌNH HỢP LÝ HÓA
Thấy sức mạnh của quá trình hợp lý hóa rồi chứ? Quá trình này có 2 bước:
1. Ta cảm thấy những cảm xúc tiêu cực: stress, sợ hãi, mệt mỏi,...
2. Ta bắt đầu tạo ra những lời giải thích nghe có vẻ rất logic cho các cảm xúc tiêu cực đó. (Viện cớ đó)
Trong ví dụ trên, tôi cảm thấy stress trong công việc, cho nên tôi đã tự hợp lý hóa rằng bản thân xứng đáng được nghỉ ngơi bằng cách xem Netflix trước khi bắt tay vào làm việc.
Tất cả chúng ta đều hợp lý hóa. Cảm xúc là thứ điều khiển hành vi của con người mạnh mẽ nhất, và cảm xúc của ta thường "lệch sóng" với những mục tiêu dài hạn của bản thân. Về mặt logic, chúng ta muốn giảm vài kí, nhưng về mặt cảm xúc, ta lại muốn ngồi trên ghế sofa, xem phim và ăn pizza. Về mặt logic, ta muốn trở thành diễn viên hài độc thoại, nhưng về mặt cảm xúc, chúng ta lại sợ bị xã hội chế giễu, cười nhạo. Về mặt logic, ta muốn mở 1 phi vụ kinh doanh, nhưng về mặt cảm xúc, ta lại không muốn bị thất bại. Về mặt logic, ta muốn uống whey, nhưng về mặt cảm xúc, ta lại đi uống bột đậu.
II. CẢM XÚC THỐNG TRỊ LOGIC
Trung tâm trí tuệ của não (nói chung, là phần neo-cortex), phần này của não bộ giúp bạn đặt ra mục tiêu, nghĩ về tương lai, và sử dụng logic ở một góc độ nhất định để đưa ra các quyết định. Nhưng phần này của não lại không mạnh bằng các trung tâm cảm xúc cổ xưa hơn (não bò sát). Về mặt thần kinh, cảm xúc tồn tại đặc biệt để điều hướng hành vi của bạn. Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà have sex lại khiến bạn thấy thỏa mãn, cảm xúc đó là do não của bạn đang thuyết phục bạn have sex nhiều nhất có thể.
Rất nhiều các quyết định của ta đều bị chi phối bởi cảm xúc và hoàn toàn chẳng logic tí nào cả. Logically, hút thuốc, bỏ tập, hay ăn một bữa KFC 2000 calorie là những quyết định ngu xuẩn. Đúng, nó làm bạn cảm thấy phê (nhưng chỉ được 1 lúc thôi), nên não của bạn mới tạo ra cái quá trình hợp lý hóa để khiến những quyết định ấy nghe có vẻ hợp lý và logic. Quá trình này rất nguy hiểm vì nó làm ta mất đi quan điểm. Khi ta hợp lý hóa những viện cớ, ta sẽ làm những gì khiến ta thỏa mãn tức thời, và những thứ đó thường mâu thuẫn với các quyết định giúp ta đạt được các mục tiêu dài hạn. Có nhiều mục tiêu dài hạn rất đáng để theo đuổi, nhưng, ta sẽ không bao giờ đạt được chúng nếu ta bị chi phối bởi quá trình hợp lý hóa.
Điều này khá nhức đầu, bởi vì mọi mục tiêu dài hạn đều chứa những sức cản và cảm xúc tiêu cực, gặp những cảm xúc tiêu cực thì quá trình hợp lý hóa lại diễn ra. Nếu bạn muốn giảm cân, bạn sẽ có những suy nghĩ muốn bỏ cuộc, nếu bạn muốn hoàn thành những việc cần làm thì bạn lại có những suy nghĩ muốn trì hoãn, để mai làm,.. Vậy thì, làm cách nào để thắng được quá trình hợp lý hóa này và trở nên năng suất hơn, đạt được mục tiêu dài hạn?
III. SỰ NHẬN THỨC CHÍNH LÀ CHÌA KHÓA
Sự nhận thức chính là chìa khóa để có thể chiến thắng được quá trình này. Quá trình hợp lý hóa chỉ có hiệu quả duy nhất là khiến bạn cảm thấy những viện cớ của mình hợp lý, hợp logic. Nếu bạn cảm thấy stress, nó sẽ khiến bạn nghĩ rằng, "Tôi xứng đáng có được một bữa ăn nhậu sau cả ngày dài làm việc." Nhưng nếu bạn chú ý và nhận thức được rằng, những cuộc đối thoại nội tâm đó thực chất chỉ là quá trình hợp lý hóa đang diễn ra, và bạn có thể chọn cách không nghe theo và hành động ngược lại với nó. Hãy nói với bản thân rằng, "đúng rồi đấy, mày xứng đáng, nhưng hôm nay không phải ngày để mày ăn nhậu mà là ngày mày phải tập luyện, mày chỉ đang muốn ăn nhậu để đối phó với cái cảm giác stress mà thôi." Khi mà bạn có thể nói với bản thân mình như vậy thì đó là lúc mà bạn có thể chiến thắng được quá trình ấy.
Đương nhiên rồi, nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Bước đầu tiên để có thể nhận thức được quá trình này đang diễn ra là bạn phải hiểu được rằng – ở đâu có cảm xúc tiêu cực, ở đó có quá trình hợp lý hóa. Điều này có nghĩa rằng mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu, stress hay sợ hãi,... – bạn phải chú ý đến từng giọng nói và các cuộc đối thoại đang diễn ra trong đầu mình. Mỗi khi bạn cảm thấy ham muốn mãnh liệt, phần trung tâm trí tuệ của bạn đang bị lấn át bởi phần trung tâm cảm xúc: khi ấy, các mục tiêu dài hạn không còn là mối ưu tiên nữa, và não của bạn bắt đầu thuyết phục bạn tìm đường dễ hoặc bỏ cuộc. Khi bạn nhận thấy rằng quá trình này đang diễn ra, đừng vật lộn với nó, điều đó chỉ làm bạn cảm thấy stress hơn thôi. Thay vào đó, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
"Mày đang tự hợp lý hóa những viện cớ của mày đấy à"
"Liệu khi quyết định làm như vậy thì mày có hối tiếc vào ngày hôm sau không?"
"Có cách nào để nghĩ khác đi không?"
"Sao tự dưng mày lại cảm thấy ì ạch, tiêu cực? Mày nên né tránh nó hay đối đầu với nó?"
Khi bạn tự hỏi bản thân những câu này, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang rơi vào quá trình hợp lý hóa. Và khi bạn nhận thức được về điều này, bạn sẽ tự do đưa ra các quyết định mà xưa này quá trình hợp lý hóa luôn ngăn cản bạn thực hiện.
Đây không phải là thuốc thần kì, một phát ăn ngay và không bao giờ lặp lại. Mà là cả một quá trình, không phải lúc nào bạn cũng nhận thức được sự hợp lý hóa đang diễn ra. Sẽ có lúc bạn nhận thức được và những lúc không. Và sẽ có những lúc, dù bạn nhận thức được rồi, nhưng bạn vẫn quyết định nghe theo nó. Nhưng lần khác bạn có thể sẽ chiến thắng nó và hành động bất chấp nó có thuyết phục bạn như thế nào đi chăng nữa. Qua thời gian, nhờ việc tự hỏi bản thân mình những câu trên, bạn có thể hạn chế được những lần quá trình hợp lý hóa chi phối cuộc sống của mình, và nhận thức tốt hơn trong việc đưa ra quyết định thay vì bị kéo theo bởi những cảm xúc tiêu cực và sự thỏa mãn tức thời.
Nguồn: Kẹo dâu cho tất cả
Tôi mở chiếc laptop của mình và tự nhủ rằng, "đến giờ viết bài về quá trình hợp lý hóa rồi." Trước khi mở Word, tôi bị thu hút bởi icon Netflix trên màn hình và bắt đầu nghĩ, "hmm, quả là một ngày dài, phải nghỉ ngơi chút thôi, nghỉ ngơi rất quan trọng đấy." Cho nên….tôi mở tập một của bộ phim House of Cards và bắt đầu xem. Khi thước phim đến hồi kết, tôi nói, "Ok, xem xong tập này thôi, hết tập này thì bắt tay vào việc nào." Tôi lại trở mặt và nói, "thôi kệ, thêm 1 tập nữa vậy." Quá trình này lặp lại suốt 4 tiếng đồng hồ, cho đến khi tôi tự nói với mình rằng, "thôi, mai viết sau."
I. QUÁ TRÌNH HỢP LÝ HÓA
Thấy sức mạnh của quá trình hợp lý hóa rồi chứ? Quá trình này có 2 bước:
1. Ta cảm thấy những cảm xúc tiêu cực: stress, sợ hãi, mệt mỏi,...
2. Ta bắt đầu tạo ra những lời giải thích nghe có vẻ rất logic cho các cảm xúc tiêu cực đó. (Viện cớ đó)
Trong ví dụ trên, tôi cảm thấy stress trong công việc, cho nên tôi đã tự hợp lý hóa rằng bản thân xứng đáng được nghỉ ngơi bằng cách xem Netflix trước khi bắt tay vào làm việc.
Tất cả chúng ta đều hợp lý hóa. Cảm xúc là thứ điều khiển hành vi của con người mạnh mẽ nhất, và cảm xúc của ta thường "lệch sóng" với những mục tiêu dài hạn của bản thân. Về mặt logic, chúng ta muốn giảm vài kí, nhưng về mặt cảm xúc, ta lại muốn ngồi trên ghế sofa, xem phim và ăn pizza. Về mặt logic, ta muốn trở thành diễn viên hài độc thoại, nhưng về mặt cảm xúc, chúng ta lại sợ bị xã hội chế giễu, cười nhạo. Về mặt logic, ta muốn mở 1 phi vụ kinh doanh, nhưng về mặt cảm xúc, ta lại không muốn bị thất bại. Về mặt logic, ta muốn uống whey, nhưng về mặt cảm xúc, ta lại đi uống bột đậu.
II. CẢM XÚC THỐNG TRỊ LOGIC
Trung tâm trí tuệ của não (nói chung, là phần neo-cortex), phần này của não bộ giúp bạn đặt ra mục tiêu, nghĩ về tương lai, và sử dụng logic ở một góc độ nhất định để đưa ra các quyết định. Nhưng phần này của não lại không mạnh bằng các trung tâm cảm xúc cổ xưa hơn (não bò sát). Về mặt thần kinh, cảm xúc tồn tại đặc biệt để điều hướng hành vi của bạn. Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà have sex lại khiến bạn thấy thỏa mãn, cảm xúc đó là do não của bạn đang thuyết phục bạn have sex nhiều nhất có thể.
Rất nhiều các quyết định của ta đều bị chi phối bởi cảm xúc và hoàn toàn chẳng logic tí nào cả. Logically, hút thuốc, bỏ tập, hay ăn một bữa KFC 2000 calorie là những quyết định ngu xuẩn. Đúng, nó làm bạn cảm thấy phê (nhưng chỉ được 1 lúc thôi), nên não của bạn mới tạo ra cái quá trình hợp lý hóa để khiến những quyết định ấy nghe có vẻ hợp lý và logic. Quá trình này rất nguy hiểm vì nó làm ta mất đi quan điểm. Khi ta hợp lý hóa những viện cớ, ta sẽ làm những gì khiến ta thỏa mãn tức thời, và những thứ đó thường mâu thuẫn với các quyết định giúp ta đạt được các mục tiêu dài hạn. Có nhiều mục tiêu dài hạn rất đáng để theo đuổi, nhưng, ta sẽ không bao giờ đạt được chúng nếu ta bị chi phối bởi quá trình hợp lý hóa.
Điều này khá nhức đầu, bởi vì mọi mục tiêu dài hạn đều chứa những sức cản và cảm xúc tiêu cực, gặp những cảm xúc tiêu cực thì quá trình hợp lý hóa lại diễn ra. Nếu bạn muốn giảm cân, bạn sẽ có những suy nghĩ muốn bỏ cuộc, nếu bạn muốn hoàn thành những việc cần làm thì bạn lại có những suy nghĩ muốn trì hoãn, để mai làm,.. Vậy thì, làm cách nào để thắng được quá trình hợp lý hóa này và trở nên năng suất hơn, đạt được mục tiêu dài hạn?
III. SỰ NHẬN THỨC CHÍNH LÀ CHÌA KHÓA
Sự nhận thức chính là chìa khóa để có thể chiến thắng được quá trình này. Quá trình hợp lý hóa chỉ có hiệu quả duy nhất là khiến bạn cảm thấy những viện cớ của mình hợp lý, hợp logic. Nếu bạn cảm thấy stress, nó sẽ khiến bạn nghĩ rằng, "Tôi xứng đáng có được một bữa ăn nhậu sau cả ngày dài làm việc." Nhưng nếu bạn chú ý và nhận thức được rằng, những cuộc đối thoại nội tâm đó thực chất chỉ là quá trình hợp lý hóa đang diễn ra, và bạn có thể chọn cách không nghe theo và hành động ngược lại với nó. Hãy nói với bản thân rằng, "đúng rồi đấy, mày xứng đáng, nhưng hôm nay không phải ngày để mày ăn nhậu mà là ngày mày phải tập luyện, mày chỉ đang muốn ăn nhậu để đối phó với cái cảm giác stress mà thôi." Khi mà bạn có thể nói với bản thân mình như vậy thì đó là lúc mà bạn có thể chiến thắng được quá trình ấy.
Đương nhiên rồi, nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Bước đầu tiên để có thể nhận thức được quá trình này đang diễn ra là bạn phải hiểu được rằng – ở đâu có cảm xúc tiêu cực, ở đó có quá trình hợp lý hóa. Điều này có nghĩa rằng mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu, stress hay sợ hãi,... – bạn phải chú ý đến từng giọng nói và các cuộc đối thoại đang diễn ra trong đầu mình. Mỗi khi bạn cảm thấy ham muốn mãnh liệt, phần trung tâm trí tuệ của bạn đang bị lấn át bởi phần trung tâm cảm xúc: khi ấy, các mục tiêu dài hạn không còn là mối ưu tiên nữa, và não của bạn bắt đầu thuyết phục bạn tìm đường dễ hoặc bỏ cuộc. Khi bạn nhận thấy rằng quá trình này đang diễn ra, đừng vật lộn với nó, điều đó chỉ làm bạn cảm thấy stress hơn thôi. Thay vào đó, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
"Mày đang tự hợp lý hóa những viện cớ của mày đấy à"
"Liệu khi quyết định làm như vậy thì mày có hối tiếc vào ngày hôm sau không?"
"Có cách nào để nghĩ khác đi không?"
"Sao tự dưng mày lại cảm thấy ì ạch, tiêu cực? Mày nên né tránh nó hay đối đầu với nó?"
Khi bạn tự hỏi bản thân những câu này, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang rơi vào quá trình hợp lý hóa. Và khi bạn nhận thức được về điều này, bạn sẽ tự do đưa ra các quyết định mà xưa này quá trình hợp lý hóa luôn ngăn cản bạn thực hiện.
Đây không phải là thuốc thần kì, một phát ăn ngay và không bao giờ lặp lại. Mà là cả một quá trình, không phải lúc nào bạn cũng nhận thức được sự hợp lý hóa đang diễn ra. Sẽ có lúc bạn nhận thức được và những lúc không. Và sẽ có những lúc, dù bạn nhận thức được rồi, nhưng bạn vẫn quyết định nghe theo nó. Nhưng lần khác bạn có thể sẽ chiến thắng nó và hành động bất chấp nó có thuyết phục bạn như thế nào đi chăng nữa. Qua thời gian, nhờ việc tự hỏi bản thân mình những câu trên, bạn có thể hạn chế được những lần quá trình hợp lý hóa chi phối cuộc sống của mình, và nhận thức tốt hơn trong việc đưa ra quyết định thay vì bị kéo theo bởi những cảm xúc tiêu cực và sự thỏa mãn tức thời.
Nguồn: Kẹo dâu cho tất cả
Đính kèm
-
197.2 KB Lượt xem: 37